Đá tiêu

Đá tiêu hay tiêu thạch, hỏa tiêu, nha tiêu, tiêu toan giáp, diễm tiêu, mang tiêu, Bắc đế huyền châu (các tên gọi từ tiêu thạch trở đi là từ Hán-Việt, trong đó 3 tên gọi cuối cùng chỉ thấy có trong các thư tịch cổ của Trung Quốc) là dạng khoáng vật của kali nitrat (KNO3), còn được gọi là diêm tiêu (nghĩa là muối của đá tiêu).Nguyên thủy thì tên gọi tiêu thạch chỉ áp dụng cho loại đá chứa KNO3, nhưng có thời kỳ nó cũng được áp dụng cho loại khoáng vật có nguồn gốc từ Chile với tên gọi Trí Lợi tiêu thạch (khoáng vật chứa NaNO3) với nguồn cung cấp chính là sa mạc Atacama, Na Uy tiêu thạch (khoáng vật chứa Ca(NO3)2). Đáng chú ý là tên gọi mang tiêu thực ra lại không phải là loại khoáng vật chứa nitrat của kim loại kiềm, mà đó là khoáng vật chứa Na2SO4‧10H2O (mirabilit).Do tính chất dễ hòa tan của các loại muối nitrat nên đá tiêu thường chỉ được tìm thấy trong các môi trường khô cằn hay có đất kiềm. Kali nitrat và các muối nitrat khác có tầm quan trọng lớn để sử dụng làm phân hóa học, cũng như để làm thuốc nổ đen. Phần lớn nhu cầu toàn cầu hiện nay được đảm bảo bằng nitrat sản xuất theo phương pháp tổng hợp, mặc dù khoáng vật tự nhiên vẫn được khai thác và vẫn cón giá trị thương mại đáng kể.

Đá tiêu

Tính trong mờ trong suốt
Màu trắng
Công thức hóa học KNO3
Nhóm không gian 2/m 2/m 2/m
Độ cứng Mohs 2
Màu vết vạch trắng
Phân loại Strunz 05.NA.10
Hệ tinh thể Trực thoi
Tỷ trọng riêng 2,10 (tính toán)
Dạng thường tinh thể Đám tinh thể hay kết tinh hình kim
Độ hòa tan hòa tan
Phân loại Dana 18.1.2.1
Tham chiếu [1][2][3]
Ánh thủy tinh
Vết vỡ giòn
Thể loại Nitrat
Chiết suất nα = 1,332
nβ = 1,504
nγ = 1,504
Cát khai rất tốt trên {001}; tốt trên {010}